Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về quản lý chất thải sinh hoạt (11/05/2018)
Theo báo cáo, tổng lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 1.600 tấn/ngày. CTR sinh hoạt được thu gom, xử lý liên tục; các công ty và xí nghiệp công trình đô thị được tăng cường thêm nhân lực và trang thiết bị, hệ thống thu gom rác dân lập ngày càng phát triển. Rác thải đã được phân loại, khoảng 50% được dùng để sản xuất phân hữu cơ, 50% rác thải còn lại đem chôn lấp hợp vệ sinh.
Ông Mai Hùng Dũng - PCT thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
Hiện nay, về cơ bản Bình Dương cũng đã giải quyết được các vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt cũng như nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh thông qua việc thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý chất thải sinh hoạt; tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt, nước thải đô thị của tỉnh Bình Dương qua các năm đều cao hơn tỷ lệ do Trung ương đề ra. Ý thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong quản lý chất thải được nâng lên, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn được kiểm soát, giúp cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp….
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đầu tư và đưa vào hoạt động Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương; nhà máy xử lý nước thải thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và hiện đang triển khai thực hiện đầu tư nhà máy xử lý nước thải thị xã Dĩ An.
Thanh Thanh