Khi các cán bộ quan trắc ở trạm trung tâm quan sát qua màn hình và nghi ngờ về chất lượng nươc thải họ sẽ kích hoạt hệ thống lấy mẫu tự động. Tủ lấy mẫu sẽ tự động đặt tại khu xử lý nước thải của các doanh nghiệp sẽ lấy mẫu nước thải và lưu lại. Hoặc thông qua các cảm biến của hệ thống quan trắc tự động, nó cũng sẽ tự động kích hoạt hệ thống lấy mẫu nếu chất lượng nước thải mà cảm biến đo được vượt tiêu chuẩn. Sau đó các cán bộ quan trắc sẽ có mặt để đem mẫu này về phân tích. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xử lý nếu có tình trạng xả nước thải vượt tiêu chuẩn. Với cách hoạt động như thế này thì hiện nay, hệ thống quan trắc nước thải tự động đã giám sát được trên 70% tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi gọi hệ thống này là”Những lính canh môi trường tự động”
Tháng 7/2011, tỉnh Bình Dương đã đưa vào hoạt động Hệ thống quan trắc nước thải tự động hiện đại với tổng vốn đầu tư gần 29 tỉ đồng. Đây hệ thống quan trắc nước thải tự động đầu tiên ở Việt Nam vào thời điểm đó . 6 khu công nghiệp có tỷ lệ lắp đầy 100% đều được lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động. Nguồn thải tại 6 khu công nghiệp này cùng 15 nguồn nước thải có lưu lượng lớn khác cũng được lắp hệ thống camera quan sát 24/24 giờ để theo dõi quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp. Các thiết bị quan trắc nước thải tự động có thể đo nhanh các thông số COD, TSS, pH, EC và lưu lượng của nước thải. Hình ảnh từ các camera và các số liệu đo đạc được sẽ truyền về Trạm điều hành hệ thống quan trắc nước thải tự động.
Hình thành cách giám sát mới về nước thải công nghiệp ( trung đề 1 )
Việc tỉnh sử dụng ngân sách đầu tư các trạm quan trắc nước thải tự động và trực tiếp giám sát hoạt động của hệ thống này đã tạo nên sự thay đổi lớn trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả quan trọng nhất của hệ thống quan trắc này là tiết kiệm được thời gian, nhân lực trong khi vẫn kiểm soát được chất lượng nước thải một cách chặt chẽ.
Theo Ông Tào Mạnh Quân – Giám đốc trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi trường Bình Dương, điều quan trọng mà hệ thống quan trắc tự động mang lại đó chính là thay đổi được ý thức của doanh nghiệp về việc xả thải.
Từ các trạm quan trắc ban đầu do chính quyền tỉnh Bình Dương đầu tư, các doanh nghiệp cũng đã tự trang bị kinh phí để xây dựng các trạm quan trắc tự động tại các khu vực xử lý nước thải và truyền tính hiệu về trạm trung tâm của sở Tài nguyên và Môi trường. Nhà máy sản xuất của công ty TNHH MTV Công nghiệp Masan ở Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, thị xã Dĩ An đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động từ năm 2014. Với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng trên 1 ngàn mét khối/ ngày-đêm, đơn vị này đã xử lý nước thải đạt loại A. Tuy nhiên công ty vẫn lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để chứng tỏ sự minh bạch trong quá trình xả thải.
Từ những hiệu quả ban đầu, năm 2015 Bình Dương tiếp tục mở rộng thế thống quan trắc tự động tại nhiều nguồn thải khác.Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp có lưu lượng nước thải từ 1 ngàn mét khối/ngày – đêm trở lên sẽ phải tự trang bị kinh phí để lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương sẽ hỗ trợ nhân lực để chuyển giao cách thức vận hành hệ thống. Với sự đồng hành liên tục của cơ quan quản lý nhà nước, 26/28 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải công nghiệp. Tháng 6.2016 UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định số 13 ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương. Theo đó, đối tượng bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động được điều chỉnh giảm lưu lượng xuống từ 500m3/ngày đến dưới 1.000m3/ngày và một số nguồn thải khác theo yêu cầu quản lý. Việc thực hiện xây dựng và mở rộng hệ thống quan trắc tự động một cách bài bản, có lộ trình như vậy đã nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng doanh nghiệp. Tính đến nay ngoài các trạm quan trắc tự động được lắp đặt tại các khu công nghiệp thì đã có 76 doanh nghiệp có lưu lượng nước thải trên 500 mét khối/ngày – đêm lắp đặt hệ thống này. Cũng cần nói thêm, trong số gần 6 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động tại Bình Dương thì chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp có lưu lượng nước thải thuộc diện phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động.
Việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng giống như ở Nhật bản, và tôi nghĩ đó là nghĩa vụ của các nhà máy sản xuất. Vì thế, chúng tôi sử dụng các thiết bị cũng như công nghệ cao của Nhật Bản và hết sức chú trọng việc ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ như đối với hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động dù lưu lượng nước thải của doanh nghiệp chưa đến 500 mét khối/ ngày đêm. Tôi nghĩ đối với các nhà máy, việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường , giảm tác hại đến môi trường là trách nhiệm phải thực hiện. Tuy nhiên, công ty Kirin chúng tôi không chỉ thực hiện trách nhiệm đó mà còn muốn cố gắng nỗ lực hơn thế nữa để chung tay góp phần làm cho môi trường của Việt Nam ngày càng tốt hơn. Và chúng tôi cũng mong muốn sẽ là hình mẫu cho các công ty xí nghiệp khác. Ông KOMATSU HIROSHI,Chuyên gia tư vấn kỹ thuật – Cty TNHH Kirin Việt Nam – Bến Cát – BÌnh Dương cho biết.
Sự thay hoàn thiện hệ thống giảm sát nước thải; sự thay đổi về ý thức xả thải của doanh nghiệp đã giúp Bình Dương giám sát hiệu quả chất lượng nước thải công nghiệp. Từ đó, các điểm nóng về môi trường trước đây đã từng bước được xóa bỏ. Như ô nhiễm rạch Suối Siệp, Chòm Sao, kênh Ba Bò...
Là nền tảng để xây dựng thành phố thông minh (trung đề 2 )
Trong khi nhiều địa phương trong cả nước đang loay hoay giải bài toán cơ sở hạ tầng kiểm soát ô nhiễm thì Bình Dương đã cơ bản hoàn thiện hệ thống giảm sát ô nhiễm một cách bài bản và hiện đại. Hiện nay, chương trình “ thực hiện đề án thành phố thông minh – Bình Dương trong lĩnh vực môi trường” đang được Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị phối hợp gấp rút triển khai. Nội dung quan trọng được ưu tiên là xây dựng trung tâm điều hành chung, trên cơ sở nâng cấp trạm điều hành trung tâm đang vận hành tai trung tâm Quan trắc – kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường theo từng giai đoạn. Trạm trung tâm này sẽ đóng vai trò kết nối điều hành quan trắc các thành phần môi trường với nhau như nước thải, khí thải, nước mặt, nước ngầm. Đồng thời, trung tâm này sẽ là đầu mối để kết nối vào trung tâm điều hành thành phố thông minh của tỉnh.
Sự chủ động xây dựng chương trình “ thực hiện đề án thành phố thông minh – Bình Dương trong lĩnh vực môi trường” nói riêng và việc xây dựng thành phố thông minh nói chung cho thấy, Bình Dương không chỉ đi đầu trong phát triển công nghiệp mà còn là tỉnh tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Điều này đã tạo được những ấn tượng tốt từ bạn bè quốc tế. Đây cũng là điểm mấu chốt để Tỉnh luôn là điểm sáng trong thu hút đầu tư. Rõ ràng, thương hiệu địa phương không nhất thiết phải đến từ lợi thế nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý mà nó có thể tạo dựng từ thể chế và tầm nhìn dài hạn.
Huỳnh Thanh