Cuộc thi khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Dương 2015 - 2016 (28/12/2015)
Nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; khuyến khích các trường và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học; tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình, tăng cường trao đổi, chia sẻ ý tưởng khoa học, các dự án khoa học tiên tiến... với học sinh trong và ngoài nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm học 2015 - 2016 vào ngày 26 và 27/12/2015 tại Trường Trung học phổ thông Võ Minh Đức. Đây là cơ hội để học sinh thực hành nghiên cứu khoa học trong độ tuổi và cấp học của mình, tạo điều kiện giao lưu giữa các đơn vị trong tỉnh. Đồng thời, qua đó phát hiện những đề tài có tiềm năng để tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2016.
Tham gia cuộc thi năm nay, có 56 trường trung học cơ sở và 17 trường trung học phổ thông đến từ 9 huyện, thị, thành phố với 125 đề tài. Trong đó, có 80 đề tài đến từ trường trung học cơ sở và 45 đề tài đến từ trường trung học phổ thông. Các đề tài tập trung vào các lĩnh vực như: Kỹ thuật điện và cơ khí; quản lý môi trường; hóa học; toán học; vật lý và thiên văn học; năng lượng và vận tải; vật liệu và công nghệ sinh học; khoa học máy tính; khoa học xã hội và hành vi... Đây là lần thức hai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh được tổ chức với quy mô lớn. Nghiên cứu khoa học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đã góp phần hình thành cho học sinh tính năng động, sáng tạo, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đồng thời, giúp các em tiếp cận được chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã trở thành một trong nhiệm vụ trọng tâm của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Ông Lê Nhật Nam - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết “Nghiên cứu khoa học trong trường trung học đã được tỉnh triển khai rộng khắp và có hiệu quả. Chất lượng các đề tài nghiên cứu thể hiện qua các cuộc thi đã có bước phát triển rõ rệt và có tính ứng dụng cao. Các đề tài đã được các em học sinh đầu tư công phu, gắn liền với thực tiễn địa phương nơi các em đang học tập và sinh sống”.
Với tiêu chí đánh giá là chọn ra đề tài có ý tưởng mới, có tính sáng tạo, độc đáo, mang tính ứng dụng cao và nguyên tắc làm việc khoa học của các em học sinh, Ban Tổ chức đã chọn ra 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 30 giải nhất. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng đã chọn ra một số đề tài tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp quốc gia tổ chức tại Đồng Nai vào tháng 3/2016.
Bà Nguyễn Phương Dung - Trưởng phòng Giáo dục trung học cho biết, so với năm học trước, năm học 2015 - 2016, có tầm quy mô mở rộng hơn, tăng về số lượng, đa dạng về lĩnh vực và chất lượng các đề tài cũng tốt hơn. Do các trường có đầu tư về nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô của các lĩnh vực chuyên môn; các poster và trình bày tốt và trưng bày đẹp; các thí sinh cũng đã thể hiện được sự hiểu biết tường tận đề tài của mình, trả lời một các lưu loát và tự tin qua các câu hỏi của ban giám khảo.
Một số dự án tham gia cuộc thi:
Dự án “Trồng rau mầm trên bã cà phê”: Với mục tiêu tận dụng và tái chế bã cà phê – một nguồn nguyên liệu tái sinh dồi dào, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu từ những quán cà phê, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trồng rau mần trên bã cà phê nhằm cung cấp rau sạch cho nhu cầu sử dụng của con người, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và khiến họ an tâm hơn khi sử dụng, không lo ngại về vấn đề rau sạch, rau không an toàn. Với quy trình trồng: Thu gom và xử lý bã cà phê; chuẩn bị khay, (giá thể) bã cà phê; ngâm ủ hạt; gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch. Đây không những là giải pháp giúp tái tạo một nguồn nguyên liệu tái sinh dồi dào tưởng chừng như vô ích và còn cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng. Dự án này do bạn Đoàn thị Tuyết Mai và Trần Quang Lộc thực hiện.
Dự án “Trồng nấm linh chi đỏ trên mạt cưa”: Cũng như nhiều loại nấm khác, nâm linh chi có hàm lượng chất báo thấp. Thành phần chất béo chủ yếu là chất báo chưa no, rất thích hợp cho những người ăn kiêng, chống béo phì. Hàm lượng protein cao chỉ sau thịt và đậu nành. Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, nấm linh chi còn có những dược tính quý. Những khảo sát dược lý và lâm sàng hiện nay cho thấy nấm liinh chi không có độc tính, không có tác dụng phụ khi dùng dài ngày và có nhiều công dụng như: Điều trị viêm gan do virus, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, chống dị ứng, chống viêm, bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ, chữa loét dạ dày, tá tràng, chống suy nhược thần kinh kéo dài, mất ngủ, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường... Từ những lợi ích mà nấm linh chi mang lại, bạn Nguyễn Hoàng Huy đã thực hiện dự án này.
Dự án “Mô hình hồ lọc nước sông thành nước sinh hoạt: Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình gần sông, suối là nguồn nước sông. Mô hình này xử lý nước sông, suối qua bốn giai đoạn và cho ra nước sử dụng được. Nước này được dùng trong sinh học gia đình và đun sôi trước khi uống. Đối với người dân ở những nơi khó khăn, chưa có điện sinh hoạt, mô hình này là hệ thống tiện lợi và hợp vệ sinh khi sử dụng nguồn nước đã qua xử lý. Mô hình có thể nhân rộng cho các địa phương có dân sinh sống gần sông, suối, ưu điểm là sử dụng năng lượng mặt trời, không dùng điện. Dự án do em Hồ Thị Minh Trúc và Võ Hoàng Nghi Hạ thực hiện.
Dự án “Hệ thống đèn đường bằng năng lượng gió”: Mô hình gồm các bộ phận như: Cột đề, sử dụng đèn LED dùng để chiếu sáng, một tua bin gió để chuyển đổi cơ năng của gió thành năng lượng điện và một hệ thống tích trữ năng lượng và chiếu sáng tự động. Trong quá trình tua bin gió hoạt động để cung cấp năng lượng tích vào bộ phận sự trữ để cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng khi trời tối nhằm tiết kiệm nguồn điện khi nhu cầu điện năng ở trong nước ngày càng tăng. Dự án do em Lê Khắc Chung và Huỳnh Thanh Tú thực hiện.
Dự án “Dùng tinh chất là xà cừ non pha với rượu để tạo sáp bôi giảm sưng”: Xà cừ là loại cây gỗ được trồng phổ biến ở nhiều vùng miền tại Việt Nam, Ngoài tác dụng trồng cây lấy bóng mát, thanh lọc không khí và làm tăng mỹ quan đô thị, cây xà cừ còn trồng nhằm mục đích lấy gỗ, đặc biệt là sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc chữa ho, ghẻ, giảm đau... Dự án do em Nguyễn Thu Hiền và Hồ Thị Thu Nga thực hiện.
Một số hình ảnh tại hội thi:
Ông Nguyễn Bình Phước - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tham quan mô hình hồ lọc nước sông thành nước sinh hoạt.
Ông Nguyễn Bình Phước - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tham quan mô hình hệ thống đèn đường bằng năng lượng gió.
Nguyễn Thu Hiền và Hồ Thị Thu Nga bên mô hình Dùng tinh chất là xà cừ non pha với rượu để tạo sáp bôi giảm sưng.
Hoàng Thi