Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng hiệu quả (05/11/2018)
Tiết kiệm năng lượng là khái niệm phổ biến hiện nay và được nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông như báo, đài,… và các chương trình, chiến dịch tiết kiệm năng lượng, chiến dịch biến đổi khí hậu… nhưng trên thực tế, những khái niệm này vẫn chưa được người dân chú ý và có một số người hiểu rằng tiết kiệm là hạn chế tối đa việc sử dụng năng lượng. Do vậy, khái niệm tiết kiệm năng lượng cần hiểu đầy đủ nhất là “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
Thực trạng…
Hiện nay, đối với các quốc gia phát triển, việc tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là quốc sách, là việc làm đương nhiên của mọi người dân. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta thì việc sử dụng điện vẫn còn rất lãng phí, nhiều hộ
Tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải,… của nước ta hiện nay rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp so với các nước phát triển. Tuy nhiên, nguồn năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm các ngành công nghiệp chính của nước ta lại cao hơn nhiều so với các nước phát triển, làm tăng giá thành sản phẩm nhưng lại giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Và vấn đề tiết kiệm năng lượng sẽ trở nên quan trọng hơn khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời… vẫn chưa được khai thác, sử dụng và các nguồn năng lượng không tái tạo như dầu khô, than đá… thì lại đang cạn kiệt dần. Chính vì thế, nếu chúng ta không có những biện pháp, chiến lược hợp lý trong vấn đề tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt trầm trọng năng lượng trong thời gian tới chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng năng lượng.
Chính vì thế, việc thực hiện tốt công tác tiết kiệm năng lượng sẽ mang lại hiệu quả lớn, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nói chung và góp phần cho sự phát triển bền vững của quốc gia
Chính sách về tiết kiệm năng lượng của Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương và ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sản xuất như: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 02/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm điện và hiệu quả giai đoạn 2012 - 2015; Quốc hội ban hành Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã xác định rõ các mục tiêu và những nội dung như sau: Triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình theo chiều sâu, dỡ bỏ các rào cản, tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuối cùng, tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp; công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng; giao thông vận tải; hoạt động dịch vụ, hộ gia đình; phổ biến phương tiện, thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; Thông qua các hoạt động của Chương trình, đạt được mục tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng tính chung cho cả nước và cho riêng từng lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội; góp phần giảm đầu tư cho phát triển hệ thống cung ứng năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường; khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Theo đó, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ năm 2011 và quy định rõ trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm. Bên cạnh đó, thực hiện lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn…
Giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm….
Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đôi khi rất dễ thực hiện nếu chúng ta quan tâm thực hiện như từ bỏ thói quen mở tất cả các đèn vào buổi tối và hình thành thói quen tắt đèn, quạt, máy lạnh và các thiết bị điện khác khi rời khỏi phòng ngủ, phòng làm việc... Cụ thể như sau:
- Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: Các thiết bị điện thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), chúng ta nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Đối với bóng đèn, nên sử dụng đèn led và compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3 - 4 lần.
- Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Chẳng hạn như, quét vôi hoặc sơn tường với các màu sáng nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.
- Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình: Đối với tủ lạnh, chúng ta nên hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện và để nhiệt độ từ 30C - 60C, với chế độ đông lạnh từ 150C - 180C; máy điều hòa nhiệt độ nên để ở mức trên 200C và thường xuyên vệ sinh bộ phận lọc sẽ giúp tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng; quạt thì nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện; máy tính thì nên tắt máy tính nếu như chúng ta không có ý định dùng trong vòng 15 phút và chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy…
Trên đây là một số giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình. Với ý thức tự giác của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, sẽ góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
1. http://ade.com.vn/uploadfile/products/files/1262933682.pdf
2.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhmuctieuquocgia?