Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương (16/08/2016)
Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, để quản lý chất thải, các tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu và năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn…
- Phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan
- Khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải;…
- Chi phí thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn do chủ nguồn thải chi trả, nhà nước bù đắp một phần chi phí xử lý đối với việc vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Hệ thống, mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải được xây dựng theo nguyên tắc tách riêng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp…
- Hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ; trụ sở làm việc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công an, quân đội; trường học, nhà trẻ… phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm nộp phí vệ sinh theo quy định.
- Các cơ sở sản xuất phải thanh toán toàn bộ chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật… và khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường.
Thùy Dương