Đề án Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (29/03/2022)
Mắc ca là cây trồng nhập nội, mới được gây trồng, phát triển ở Việt Nam, việc phát triển vùng trồng Mắc ca cần được nghiên cứu, triển khai từng bước thận trọng, trên cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc và nhu cầu của thị trường, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội.
Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 (28/03/2022)
Ngày 10/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ là giải pháp then chốt (21/01/2022)
Bình Dương là một tỉnh có chỉ số phát triển công nghiệp cao, GDP nông nghiệp chỉ chiếm hơn 3%. Tuy nhiên, Bình Dương cũng có những điều kiện, tiểm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái; Công ty cổ phần Anova Agri Bình Dương; doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ba Huân… với sự đa đạng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tưới và nhiều loại máy móc cơ giới hóa được áp dụng trong sản xuất giống, thâm canh canh trồng, vật nuôi… Tỉnh cũng chú trọng quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đề án Thành phố Thông minh Bình Dương góp phần đẩy mạnh phát triển trong tất cả ngành, lĩnh vực (16/01/2022)
Đề án lấy “con người”, “công nghệ”, “doanh nghiệp” và “các yếu tố nền tảng” làm trọng tâm, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế, hàm lượng tri thức trong đời sống và sản xuất, góp phần hiện thực hóa các chương trình đột phá của Tỉnh theo hướng công nghệ, phi công nghệ. Trong năm 2021, Bình Dương triển khai triển khai được ít nhất 3 dự án trong kế hoạch thực hiện Đề án, mang đến hiệu quả rõ ràng, trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai các dự án nền tảng và xây dựng Đề án để thực hiện giai đoạn tiếp theo, trong đó hướng trọng tâm đến lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp 4.0, tăng trưởng thông minh. Hoàn thiện mô hình hợp tác Ba Nhà, kiện toàn tổ chức của đề án Thành phố Thông minh giai đoạn tiếp theo; tăng cường hợp tác ba bên trong tất cả các hoạt động và khuyến khích phát huy tinh thần chủ động đề xuất các dự án, chương trình mới. Tuyên truyền kế hoạch xây dựng Thành phố Thông minh trong giai đoạn mới đến tất cả các thành phần xã hội, thu hút thêm sự tham gia từ cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể. Kết quả: