Sản phẩm làm từ đậu nành và ung thư vú (13/03/2017)
Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc (Wikipedia).
Ung thư vú là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh ung thư ở phụ nữ, mỗi năm tại Hoa Kỳ (US), bệnh ảnh hưởng đến khoảng 220.000 người phụ nữ. Căn bệnh này cũng có ảnh hưởng đến đàn ông, và hàng năm ở US có khoảng 2.000 bệnh nhân nam được chẩn đoán mắc ung thư vú. Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư vú bao gồm tiền sử giai đình có người mắc bệnh, thừa cân, mãn kinh muộn và không sinh con.
Trước những thông tin cho rằng đậu nành là nguyên nhân gây ung thư vú và vô sinh. Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa đậu nành, sản phẩm từ đậu nành và ung thư vú, vô sinh. Kết quả, một nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành rất an toàn và thậm chí rất có lợi cho phụ nữ mắc dạng ung thư vú điển hình nào đó. Nghiên cứu này thuộc các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Tufts. Giáo sư Fang Fang Zhangm, tác giả đứng đầu nghiên cứu, cho biết: Soflavones là hợp chất giống estrogen có trong đậu nành có khả năng giúp làm chậm quá trình lão hóa buồng trứng, loại bỏ các gốc tự do và các vết nám, giúp bổ sung nội tiết tố, cung cấp và cân bằng hàm lượng estrogen giảm sút trong cơ thể, làm cho da thêm săn chắc, đặc biệt ngăn chặn quá trình lão hoá da hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã cũng đã đề nghị rằng tác dụng giống estrogen của isoflavones có thể làm giảm hiệu quả của các liệu pháp hoóc môn dùng trong điều trị ung thư vú. Bởi vì sự khác biệt này nên hiện vẫn chưa rõ việc nên hay không nên dùng isoflavone để phòng tránh ung thư vú cho các bệnh nhân. Do đó, nhóm nghiên cứu của Zhang đã tiến hành điều tra tình hình tiêu thụ của 6.235 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú ở Hoa Kỳ và Canada. Những bệnh nhân nữ này được theo dõi trong một khoảng thời gian dài 9 năm, và nghiên cứu này cũng tiến hành nghiên cứu các chất isoflavone có tự nhiên trong thực phẩm chứ không phải các isoflavone bổ sung.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học không phát hiện thấy ảnh hưởng có hại nào khi ăn những thực phẩm từ đậu nành ở giữa những phụ nữ đã được điều trị bằng liệu pháp endocrine. Đối với những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú âm tính với thụ thể hoóc môn, các sản phẩm làm từ đậu nành có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư dạng này. Những phụ nữ ung thư vú không được điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố có thể trạng yếu hơn, nhưng số liệu này vẫn có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein, 1- g đường. Vì vậy, đậu nành có khả khả năng cải thiện lipid máu; ngăn chặn sự hấp thụ chất béo vào đường ruột, hỗ trợ giảm cân; ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt; giúp giảm và làm chậm các triệu chứng và hậu quả hậu mãn kinh; hoóc-môn phytoestrogen trong đậu nành giúp hấp thụ calci vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn.
Ánh Nguyệt