Một số giải pháp, sáng chế ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong ngành y tế ở Việt Nam (29/03/2022)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một xu thế lớn hội tụ nhiều công nghệ mang tính đột phá như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện toán đám mây… để thực hiện siêu kết nối giữa thế giới thực và không gian số, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Vì thế, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của thời đại đang là nhu cầu cấp thiết của từng ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là ngành y tế.
Đề án Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (29/03/2022)
Mắc ca là cây trồng nhập nội, mới được gây trồng, phát triển ở Việt Nam, việc phát triển vùng trồng Mắc ca cần được nghiên cứu, triển khai từng bước thận trọng, trên cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc và nhu cầu của thị trường, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội.
Bình Dương: Xây dựng đô thị thông minh, bền vững (29/03/2022)
Đô thị thông minh đang là trở thành một xu hướng phát triển đô thị nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia và các đô thị như một cách thức hội nhập quốc tế, bắt kịp với kỷ nguyên phát triển công nghệ 4.0 vũ bão và đặc biệt còn được kỳ vọng như một xu hướng tất yếu có thể giúp các đô thị chống lại các vấn đề về phát triển đô thị ngày nay như là tăng trưởng dân số nhanh, ô nhiễm, suy thoái môi trường, những nguy cơ toàn cầu trong đó có cả vấn đề tội phạm, ùn tắc giao thông, dịch vụ kém hiệu quả và đình trệ phát triển kinh tế… Đây cũng là giải pháp hướng đến giá trị bền vững, tạo ra cách tiếp cận nhanh hơn cho các đô thị trước sức ép phát triển đòi hỏi đặt ra một chiến lược lâu dài hài hòa dựa trên lợi ích chung. Với cách tiếp cận này, dựa trên kết quả sự sáng tạo của chính quyền, doanh nghiệp, các nhà khoa học nhằm xây dựng thành phố đáng sống trong tương lai cũng tận dụng tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tỉnh Bình Dương có nhiều điểm thuận lợi, thích hợp để tập trung xây dựng thành phố thông minh ít tốn kém và hiệu quả.
Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 (28/03/2022)
Ngày 10/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương (10/02/2022)
Nước ta là một nước nông nghiệp, do đó sản xuất nông nghiệp là nhân tố chủ lực đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc dân số già hóa cùng cơ cấu lao động dần chuyển dịch sang công nghiệp đã làm giảm sút nguồn nhân lực tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, do quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp dần thu hẹp, cùng với đó là sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng sụt giảm do tác động của biến đổi khí hậu cũng như kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ là chìa khóa để giải quyết những thách thức này.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (21/01/2022)
Với quan điểm nông nghiệp, nông dân nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia. Nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là không quan chính gắn với tài nguyên thiên nhiên, nền tảng văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Nông dân là lực lượng lao động và nguồn tài nguyên con người quan trọng. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ là giải pháp then chốt (21/01/2022)
Bình Dương là một tỉnh có chỉ số phát triển công nghiệp cao, GDP nông nghiệp chỉ chiếm hơn 3%. Tuy nhiên, Bình Dương cũng có những điều kiện, tiểm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái; Công ty cổ phần Anova Agri Bình Dương; doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ba Huân… với sự đa đạng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tưới và nhiều loại máy móc cơ giới hóa được áp dụng trong sản xuất giống, thâm canh canh trồng, vật nuôi… Tỉnh cũng chú trọng quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đề án Thành phố Thông minh Bình Dương góp phần đẩy mạnh phát triển trong tất cả ngành, lĩnh vực (16/01/2022)
Đề án lấy “con người”, “công nghệ”, “doanh nghiệp” và “các yếu tố nền tảng” làm trọng tâm, từ đó, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế, hàm lượng tri thức trong đời sống và sản xuất, góp phần hiện thực hóa các chương trình đột phá của Tỉnh theo hướng công nghệ, phi công nghệ. Trong năm 2021, Bình Dương triển khai triển khai được ít nhất 3 dự án trong kế hoạch thực hiện Đề án, mang đến hiệu quả rõ ràng, trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai các dự án nền tảng và xây dựng Đề án để thực hiện giai đoạn tiếp theo, trong đó hướng trọng tâm đến lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp 4.0, tăng trưởng thông minh. Hoàn thiện mô hình hợp tác Ba Nhà, kiện toàn tổ chức của đề án Thành phố Thông minh giai đoạn tiếp theo; tăng cường hợp tác ba bên trong tất cả các hoạt động và khuyến khích phát huy tinh thần chủ động đề xuất các dự án, chương trình mới. Tuyên truyền kế hoạch xây dựng Thành phố Thông minh trong giai đoạn mới đến tất cả các thành phần xã hội, thu hút thêm sự tham gia từ cộng đồng, phát huy sức mạnh tập thể. Kết quả: