Tỉnh Bình Dương: Huy động mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược đột phá (07/06/2022)
Trước tình hình khu vực và trên thế giới liên tục diễn biến phức tạp, trong nước phải đối phó với thiên tai, dịch bệnh, điều đó đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy Bình Dương đã chủ động, kịp thời đề ra một số chương trình đột phá chiến lược, trong đó phải kể đến Chương trình hành động số 23-CTr/TU, ngày 16-8-2016, “về huy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương” và Chương trình số 34-CTr/TU, ngày 16-12-2016 “về đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020” (gọi tắt là Chương trình số 23 và 34) với những nội dung đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương trước yêu cầu mới. Nhờ đó, tỉnh Bình Dương trở thành môi trường hấp dẫn, vùng đất giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư.
Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng 2030 (30/05/2022)
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số với các trụ cột chính quyền số, kinh tế số, công dân số và xã hội số để làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền một cách hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; tạo động lực tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách phát triển góp phần thực hiện mục tiêu Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năn 2025, định hướng 2030.
Triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Dương (24/05/2022)
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đại diện là công nghệ số và chuyển đổi số một lần nữa lại làm thay đổi ngành Bưu điện. Bưu chính, Viễn thông và CNTT trở thành Bưu chính, Viễn thông, CNTT và chuyển đổi số. Xuất hiện một khái niệm mới là hạ tầng số. Hạ tầng số là hạ tầng viễn thông băng rộng cộng với hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng Internet kết nối vạn vật, hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ, hạ tầng các nền tảng số. Hạ tầng số không chỉ là hạ tầng thông tin liên lạc mà còn là hạ tầng của nền kinh tế số. Sự chuyển đổi từ hạ tầng thông tin liên lạc thành hạ tầng của nền kinh tế số là sự chuyển đổi mang tính lịch sử.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Bình Dương đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới (09/05/2022)
Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu theo Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình số 20-CTr/TU ngày 09/8/2016 của Tỉnh ủy Bình Dương về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 thực hiện Chương trình số 20-CTr/TU và đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm như đào tạo nghề cho người lao động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nhiệm vụ, công vụ được phân công; đào tạo, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, thu hút sinh viên y khoa tốt nghiệp ra trường về tỉnh công tác; đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý, giáo viên các cấp học; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức một số ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế; thu hút lao động có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế, quản lý đô thị và lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, khoa học công nghệ